Bu lông nở chuôi, tắc kê nở chuôi (grip anchor) thông thường sủ dụng để gắn một kết cấu hay một vật nào đó liên kết với dầm bê tông, với trần bê tông hay với sàn bê tông. Bu lông nở chuôi có kết cấu gần giống nở đạn, tuy nhiên bu lông nở chuôi, tắc kê nở chuôi (grip anchor) lại có phần chuôi có cấu tạo ngược lại với nở đạn. Công dụng thì cũng để làm giãn áo nở ra và áp sát vào thành bê tông tạo ra liên kết.
Cấu tạo
Cấu tạo của bu lông nở chuôi, tắc kê nở chuôi (grip anchor) có thể chia ra làm 4 phần:
Phần 1: Ren trong nằm sát ngay mặt trên bu lông
Phần 2: Thân bu lông thiết kế có thể chịu được độ rung lớn
Phần 3: Chuôi bu lông xẻ rãnh giúp chân nở tối đa
Phần 4: Chốt nêm giúp tối đa hóa độ neo bám
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của bu lông nở chuôi, tắc kê nở chuôi (grip anchor). Có cả bảng thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn ren hệ Anh và Ren hệ Mét. Tất nhiên tại Việt Nam thì thông dụng nhất vẫn là sử dụng sản phẩm ren hệ mét.
Đặc tính nổi bật
Bu lông nở chuôi, tắc kê nở chuôi (grip anchor) dùng kết hợp với các loại bu lông và ty ren với chiều dài bất kỳ.
Có thể khoan bằng hoặc sâu hơn một chút so chiều dài thân.
Dùng đột thép đóng vào lỗ mặt trên cho đến khi bu lông ngập ngang bằng so với mặt sàn bê tông.
Nếu như không sử dụng nữa, chỉ cần dùng xi măng trám lỗ lại là xong.
Dấu hiệu bu lông được lắp đặt đúng (Bu lông nở ra) là mặt trên ngang bằng với bề mặt bê tông.
Thi công
Bước 1: Khoan lỗ
Bước 2: Làm sạch lỗ
Bước 3: Đặt bu lông vào lỗ, dùng đột thép đóng xuống.
Bước 4: Chân bu lông nở rộng sẵn sàng cho khâu lắp đặt sử dụng.